Tiếp nối bài viết trước mình đã giới thiệu các bạn cách dùng ReactJs chỉ thuần Javascript. Tuy nhiên trong các dự án thực tế người ta không sử dụng cách làm việc đó để tạo nên một sản phẩm chất lượng dễ dàng maintain. Một trong những cái quan trọng hơn cả là làm việc nhóm được với nhiều người. Bạn thử tưởng rằng, trong một project mà mỗi ông thích code một phong cách thì sau một thời gian nó sẽ thành một một mớ hỗn độn :) npm npm là viết tắt của cụm từ Node Package Manager. Nó là một Package Manager cho Nodejs. Ngoài npm thì bạn cũng có thể sử dụng một công cụ khác là yarn . Bạn tưởng tượng rằng có rất nhiều người viết các thư viện open source và đẩy lên Node Registry, bạn có thể dùng npm để kéo các thư viện đó về project của mình. Không chỉ dừng lại ở đó npm cũng có thể sử dụng như một command line tools cũng rất ổn. Để bắt đầu sử dụng npm bạn di chuyển tới thư mục gốc của project adopt-me và chạy lệnh npm init . Nếu bạn chưa cài đặt Node, bạn có thể tải bản mới nhất về cài. Khi...
Giới thiệu Chào mừng các bạn tới với loạt bài viết về lập trình ReactJS. Như đã hứa trong bài viết trước Làm thế nào để có thể nhúng source code vào bài viết trên Blogger? Mình sẽ cố gắng viết các bài hướng dẫn chi tiết cách lập trình web sử dụng ReactJs. Các bài viết này sẽ đi từ cơ bản tới nâng cao để người đọc có thể hiểu bản chất của vấn đề. Sau này có thể tuỳ biến và có thể code các dự án lớn. Trong các bài mình viết, mình sẽ cố gắng truyền tải lại các kiến thức mình có học được và trải nghiệm thực tế từ các sản phẩm mình xây dựng bằng công nghệ ReactJs. Nhưng cũng không thể tránh khỏi các lỗi trong bài viết. Nếu bạn nào phát hiện ra lỗi thì góp ý với mình nhé. Trong loạt bài viết này mình sẽ đề cập các nội dung trong bảng bên dưới. Mỗi khi có bài viết mới mình sẽ cập nhật link tương ứng của bài viết để các bạn dễ theo dõi. Pure React npm, ESLint & Prettier Parcel JSX Hooks Effects Dev Tools Handling Async Reach Router Class Component Error Boundaries Context Portals and ...